Những Việc Marketing Cần Làm Khi Mua Lại Tiệm Nail Cũ

Những Việc Marketing Cần Làm Khi Mua Lại Tiệm Nail Cũ

Những vấn đề liên quan đến sale agreement, landlord, đăng ký công ty, Tax ID… khi mua lại tiệm nail đã làm cho anh chị mệt nhoài thì nay những thứ liên quan đến vận hành (operating) và marketing là những thách thức mới. Bài viết này chúng ta sẽ cùng phân tích các vấn đề liên quan đến marketing để giúp tiệm hoạt động thuận lợi hơn sau khi mua.

Giữ hay đổi tên tiệm sau khi mua?

Đây là quyết định quan trọng đầu tiên liên quan đến marketing khi mua lại tiệm nail cũ. Việc giữ hay đổi tên sẽ quyết định nhiều thứ không chỉ sau này mà ngay trong quá trình thương lượng mua bán và bàn giao.

Trước hết, tên tiệm là một phần quan trọng của thương hiệu. Nó liên quan đến hình ảnh của tiệm trong cảm nhận của khách hàng. Nếu cảm nhận của khách hàng tốt, họ sẽ tin tưởng và quay lại tiệm sau đó. Ngược lại, nếu cảm nhận tệ, khách hàng đến một lần rồi đi. Và vì vậy, thương hiệu có giá của nó.

Khi mua một tiệm có thương hiệu tốt, anh chị phải trả tiền cao hơn. Hay khi anh chị mua phần hùn với một thương hiệu nail nổi tiếng, anh chị sẽ trả thêm một phần chi phí để được hợp tác với họ. Dưới đây là một vài gợi ý khi nào thì nên giữ hay đổi tên tiệm.

Giữ lại tên tiệm khi nào?

Sẽ có nhiều lý do khác nhau để anh chị cân nhắc nhưng dưới đây là hai lý do chính để quyết định nên giữ lại tên tiệm sau khi mua lại tiệm nail cũ.

Tiệm đang kinh doanh thành công và chủ cũ sẵn sàng cho phép anh chị sử dụng tiếp tục tên đang có. Đây là niềm mơ ước của bất kỳ ai đi mua lại tiệm cũ. Tiệm kinh doanh thành công cũng đồng nghĩa là thương hiệu đó được khách hàng đánh giá cao và nó sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cho tiệm.

Chi phí phí để tiếp tục sử dụng tên tiệm không đáng kể so với tiềm năng doanh thu mà nó mang lại. Điển hình là tiệm mua lại thuộc về một chuỗi tiệm nail mà thương hiệu được sở hữu của một công ty khác. Nó có thể là chủ cũ hợp tác với công ty đó thành lập tiệm hoặc mua nhượng quyền. Để tiếp tục sử dụng anh chị có thể phải trả chi phí như chủ tiệm trước.

Khi nào thì nên đổi tên tiệm?

Tiệm kinh doanh không thành công. Vì không thành công nên bán tiệm, đây là trường hợp khá phổ biến. Thông thường khi không thành công trong kinh doanh cũng đồng thời không được khách đánh giá cao nên điểm reviews rất thấp trên các trang mạng xã hội như Facebook, Yelp hay Google. Trong trường hợp này thay tên mới là thượng sách.

Chi phí để tiếp tục sử dụng tên tiệm quá cao. Đây là trường hợp anh chị không thể thương lượng một mức phí hợp lý để tiếp tục sử dụng thương hiệu với chủ cũ hoặc đối tác nhượng quyền của họ. Việc đổi tên trong trường hợp này dù phải làm lại từ đầu về marketing nhưng có thể giúp anh chị tiết kiệm phần chi phí hàng tháng, nhất là trường hợp tiệm trước đó kinh doanh không quá thành công.

Những việc cần làm nếu giữ lại tên tiệm cũ

Khi anh chị quyết định giữ lại tên cũ, hãy làm những việc sau đây:

3 việc cần làm nếu giữ lại tên tiệm cũ. Ảnh: Fastboy

Tiếp nhận các file thiết kế về logo, service menu, business card và banner quảng cáo. Anh chị sẽ cần sử dụng những thứ này không chỉ về sau mà cả ngay khi đưa tiệm vào hoạt động. Những thứ phải làm ngay là in business card mới và có thể cả service menu vì thay đổi số điện thoại hoặc dịch vụ.

Tiếp nhận quyền quản trị website hoặc thông tin công ty thiết kế và quản trị web. Nếu tiệm tự quản lý website, anh chị phải có được password của admin. Nhớ đổi password mới khi đăng nhập vào web. Trường hợp web được quản trị bởi đơn vị khác, hãy lấy thông tin và báo cho họ anh chị đã mua lại tiệm để chuyển hợp đồng và làm việc sau này.

Quyền quản trị của tiệm trên các trang Facebook, Instagram, Yelp và Google Business. Đề nghị chủ tiệm cũ thêm anh chị vào quyền admin. Sau khi có quyền admin hãy xóa các nick khác ra khỏi tài khoản admin và editor để mình toàn quyền quản trị các trang. Để quản trị các trang này anh chị cần có chút kinh nghiệm. Nếu chưa từng làm hãy nhờ chủ tiệm cũ hướng dẫn các bước cơ bản.

Những việc cần làm nếu đổi tên

Đổi tên khi mua lại tiệm nail cũ cũng đồng nghĩa là anh chị phải làm lại từ đầu mọi thứ liên qua đến marketing. Dưới đây là những việc anh chị có thể tham khảo để khởi tạo nó.

3 việc cần làm nếu đổi tên tiệm. Ảnh: Fastboy
  • Thiết kế mới hệ thống nhận diện thương hiệu của tiệm.

Hãy bắt đầu bằng việc chọn 2 đến 3 màu sắc đăc trưng trong đó có một màu chính và 1 đến 2 màu phụ. Màu sắc này cần duy trì trong suốt quá trình kinh doanh của mình và thể hiện nhất quán trên logo, bảng hiệu, các tài liệu in ấn và cả màu của nội thất.

Sau đó nên thiết kế một logo đơn giản. Nó có thể là tên của tiệm với một chút cách điệu. Anh chị cũng có thể làm một logo có ý nghĩa hơn nhưng nó thường mất nhiều thời gian. Dù đơn giản hay có nhiều ý nghĩa, một logo dễ sử dụng thường tối đa 2 màu mà anh chị đã đã chọn ở trên, giúp dễ thiết kế, in ấn và sản xuất.

Anh chị nên liên hệ một đơn vị gần tiệm để làm lại bảng hiệu, thiết kế và in ấn service menu và business card.

  • Thiết kế website mới.

Nó là bước đầu tiên để đưa tiệm lên online giúp kết nối với khách hàng trong thời buổi mua sắm trực tuyến đang nở rộ.  Trên 81% người Mỹ tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ trước khi đến mua sắm ở cửa hàng và có đến 90% khách hàng sử dụng internet để tìm kiếm một cửa hàng trong vùng.

Nếu có một website được làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) tốt , tiệm các anh chị sẽ có cơ hội xuất hiện trong top 5 hoặc 10 khi khách trong vùng tìm kiếm bằng từ khóa “nail salons nearby”. Anh chị nên liên hệ với một công ty chuyên nghiệp, như Fastboy, để thiết kế và làm SEO cho tiệm mình.

  • Đưa tiệm lên mạng xã hội và các trang tìm kiếm thông tin.

Các trang phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Instagram, Yelp, và Google My Business. Anh chị đọc mục “Đưa tiệm lên online” trong bài này để tìm hiểu thêm lý do tại sao nên thiết lập các trang trực tuyến cho tiệm cũng như các thiết lập cơ bản cho nó.

Những việc khác

Một tài sản vô hình quan trọng khác của tiệm đó là dữ liệu về thông tin khách hàng. Thông thường hai bên mua bán sẽ xem khách hàng mà tiệm đang có như là một phần của việc mua bán. Để tránh xung đột lợi ích liên quan đến khai thác khách hàng, hợp đồng mua bán còn ràng buộc chủ cũ không được mở tiệm trong bán kính tối thiểu là 5 miles. Điều này là để giảm nguy cơ chủ cũ mở tiệm khác quá gần và kéo khách của tiệm đã bán về làm ở tiệm mới của mình.

Nếu tiệm thay đổi tên, anh chị nên gửi một SMS cho khách thông báo sự thay đổi này kèm thêm một chương trình khuyến mãi để tạo sự quan tâm của khách.

Ngoài ra, cần hỏi chủ tiệm cũ về các chương trình tích điểm thưởng hoặc tương tự liên quan đến khách hàng để tiếp tục thực hiện. Đừng e ngại rằng chủ cũ đã thu lợi giờ mình phải trả.

Thực tế để xây dựng khách hàng trung thành thông qua các chương trình đó sẽ cần nhiều thời gian và công sức. Khi tiếp nhận và tiếp tục duy trì, họ sẽ đem đến nhiều lợi ích cho anh chị trong tương lai. Các phần mềm chăm sóc khách hàng như Go Check In cũng sẽ giúp anh chị quản lý chuyên nghiệp các chương trình tích điểm thưởng như thế này.

Chúc anh chị thành công với tiệm mới của mình.

Tin tức mới nhất

Máy tính tiền cho tiệm nails nhỏ gọn được các chủ tiệm tin dùng20231117183529

Máy tính tiền cho tiệm nails nhỏ gọn được các chủ tiệm tin dùng

Máy tính tiền cho tiệm nails nhỏ gọn được các chủ tiệm tin dùngTrong thời đại mọi thứ đang phát triển rất nhanh, các sản phẩm...
5 Lý Do Tiệm Nails Cần Digital Signage20231117183311

5 Lý Do Tiệm Nails Cần Digital Signage

5 Lý Do Tiệm Nails Cần Digital SignageHiện nay màn hình quảng cáo có mặt ở khắp nơi. Bước chân ra khỏi nhà và đi đến chỗ làm,...
Quản Lý Tiệm Nails Thật Đơn Giản Với Go Checkin POS20231117183309

Quản Lý Tiệm Nails Thật Đơn Giản Với Go Checkin POS

Quản Lý Tiệm Nails Thật Đơn Giản Với Go Checkin POSMột trong những vấn đề “đau đầu” bậc nhất trong tiệm nails chính là việc t...